Tìm hiểu về kiến trúc và cấu tạo của lăng mộ đá

kien-truc-va-cau-tao-cua-lang-mo-da

Lăng mộ đá từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sự vĩnh cửu, nơi lưu giữ giá trị tâm linh và thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với người đã khuất. Tùy thuộc vào từng kiểu dáng của lăng mộ mà sẽ có kiến trúc riêng. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu tìm hiểu về kiến trúc và cấu tạo của lăng mộ đá. Mời bạn cùng tham khảo chi tiết!

Các kiểu dáng phổ biến của lăng mộ đá

Kiến trúc và cấu tạo của lăng mộ đá có sự khác nhau tùy từng kiểu dáng của lăng mộ. Dưới đây là một số kiểu dáng phổ biến của lăng mộ đá đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay:

  • Lăng mộ đá đơn: Đây là mẫu lăng mộ đá đơn giản, được thiết kế không mái, bằng chất liệu đá tự nhiên, dành cho một người đã khuất. So với lăng mộ đá đôi hay khu lăng mộ dòng họ thì lăng mộ đá đơn kích thước nhỏ gọn, thiết kế đơn giản. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo đầy đủ các yếu tố thẩm mỹ, tâm linh và phong thủy. 
  • Lăng mộ đá đôi: Đây là kiểu lăng mộ đá dành cho 2 người trở lên, thường là anh em sinh đôi trong gia đình hoặc vợ chồng. Mộ đá đôi thường được làm từ các chất liệu đá tự nhiên cao cấp như đá xanh đen, đá xanh Ninh Bình. Xây lăng mộ đá đôi cho ông bà, cha mẹ… mang ý nghĩa cầu mong mọi người ở thế giới bên kia luôn được ở gần nhau. 
  • Lăng mộ đá không mái: Mộ đá không mái là loại mộ đá đơn giản, không có mái che, giá thành cũng rẻ hơn các loại lăng mộ đá khác. Nhìn chung kiến trúc và cấu tạo của lăng mộ đá không mái khá đơn giản. Thường có 3 phần gồm: một lớp đế, chồng lên trên là lớp bưng, lớp nắp mộ và lớp khung bài vị. Mộ đá không mái kích thước nhỏ gọn, thường được nằm trong một khuôn viên lăng mộ đá có nhiều ngôi mộ. 
  • Lăng mộ đá có mái: Lăng mộ đá có mái thiết kế cầu kỳ, phần mái thường là 1 mái, 2 mái, 3 mái… Nhìn chung, cấu tạo lăng mộ đá có mái gồm các phần: đế, thân, nắp, bài vị và phần mái. Lăng mộ đá có mái có tính thẩm mỹ cao, hai bên đầu mái được tạo cong cách điệu. 
  • Mộ đá tròn: Đây là loại mộ đá được chế tác từ đá tự nhiên có hình tròn, ở trung tâm có lỗ thông thiên với tác dụng hấp thụ tối đa vượng khí từ đất trời. Kích thước của mộ đá tròn tùy theo diện tích đất hoặc nhu cầu của gia chủ. 
  • Mộ đá công giáo: Đây là loại mộ đá dành cho những người theo đạo Thiên Chúa. So với mộ đá thông thường, mộ đá công giáo có hoa văn tinh xảo, tính thẩm mỹ cao. Kiến trúc và cấu tạo của lăng mộ đá công giáo thường gồm các phần: đế mộ, nắp mộ, bộ phận bưng, bộ phận thờ cúng và mái. Các họa tiết được chạm khắc gồm: thiên thần, cây thánh giá, sách Kinh Thánh…
  • Mộ tháp Phật giáo: Kiến trúc của loại mộ này được xây dựng theo hình thức của tòa tháp với đặc điểm nổi bật là sự đồ sộ và phức tạp với nhiều tầng. Đây là mẫu lăng mộ đẹp dành cho người theo đạo Phật hoặc những người có duyên với đạo Phật.
Lăng mộ đá có mái là kiểu lăng mộ được sử dụng phổ biến hiện nay
Lăng mộ đá có mái là kiểu lăng mộ được sử dụng phổ biến hiện nay

Vật liệu và kỹ thuật xây dựng lăng mộ đá

Bên cạnh kiến trúc và cấu tạo của lăng mộ đá, không ít người cũng thắc mắc về vật liệu cũng như kỹ thuật xây dựng lăng mộ đá. Theo đó, hiện nay đá xanh, đá hoa cương, đá trắng, đá vàng là các loại đá được sử dụng phổ biến để xây lăng mộ. 

  • Đá xanh: Đây là loại đá đang được ưa chuộng nhất hiện nay bởi độ bền cao, khả năng chịu được nhiệt độ khắc nghiệt, chống ăn mòn. Do đó, các loại lăng mộ được xây dựng từ đá xanh Thanh Hóa, đá xanh Ninh Bình sau thời gian dài vẫn luôn bền đẹp, không bị rạn nứt. Ngoài ra, đá xanh còn có khả năng đàn hồi tốt, giúp việc điêu khắc, chạm trổ với đường nét hoa văn tinh xảo, sắc nét dễ dàng hơn. 
  • Đá hoa cương: Hay còn được gọi là đá Granite, loại đá này gồm nhiều màu sắc như trắng, đen, đen kim sa… Đặc điểm của đá hoa cương là giòn, cứng nên được dùng để ốp lát lên mộ, giúp việc vệ sinh dễ dàng hơn. 
  • Đá vàng: Loại đá này có màu vàng bắt mắt, thể hiện sự phú quý, giàu sang nên được nhiều người chọn làm khu lăng mộ. Ngoài ra, đá cũng có độ bền cao, điêu khắc dễ dàng. 
  • Đá trắng: Ưu điểm của đá trắng là cứng, nặng, không thấm nước, độ bền cao. Đá có gam màu trắng do đó hoa văn khắc lên không quá nổi bật, thường được dùng để ốp lát lên mộ. 
Lăng mộ đá xanh rêu đẹp, cao cấp
Lăng mộ đá xanh rêu đẹp, cao cấp

Sau khi lựa chọn được chất liệu đá phù hợp sẽ tiến hành thi công. Việc thi công lăng mộ đá được chia thành 2 khâu chính là chế tác sản phẩm và thi công công trình. Công đoạn chế tác bao gồm việc khắc tạc các sản phẩm như mộ đá, lăng thờ… theo chuẩn kích thước phong thủy. Thời gian chế tác phụ thuộc vào số lượng cũng như mức độ phức tạp của hoa văn. 

Sau khi sản phẩm chế tác hoàn thiện sẽ được vận chuyển đến địa điểm xây dựng để tiến hành lắp đặt. Thời gian thi công tùy thuộc vào độ khó của công trình. Tuy nhiên, vì đa số các sản phẩm được chế tác sẵn do đó kỹ thuật xây dựng lăng mộ đá không yêu cầu cao và thời gian cũng được rút ngắn. 

Các chi tiết trang trí thường gặp trên lăng mộ đá

Tùy từng kiến trúc và cấu tạo của lăng mộ đá mà các chi tiết trang trí sẽ khác nhau. Cụ thể:

Hoa văn trên cổng đá 

Cổng đá khu lăng mộ được xem là bộ mặt của toàn bộ khu lăng mộ. Thông thường, các hoa văn được lựa chọn để chế khắc tại cổng là đôi câu đối, tứ linh, hoa văn chữ Hán, tứ quý…

  • Đôi câu đối: Thường là các câu thơ với ý nghĩa tưởng nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ, ông bà và ca ngợi tổ tiên, dòng họ. 
  • Hoa văn chữ Hán: Hoa văn chữ trên cổng lăng mộ được chạm khắc tỉ mỉ, mềm mại góp phần tăng thêm tính thẩm mỹ cho cổng lăng mộ. 
Cổng lăng mộ đá thường được khắc các câu đối
Cổng lăng mộ đá thường được khắc các câu đối

Hoa văn trên cuốn thư đá

Cuốn thư đá được xem là vật để cắn tà khí độc ảnh hưởng đến tài lộc, bình an của gia chủ. Ở khu lăng mộ, cuốn thư đá được đặt ở chính giữa, ngay cổng vào lăng mộ. Các loại hoa văn trên cuốn thư đá gồm:

  • Song long chầu nguyệt: Hình ảnh cặp rồng chầu mặt trăng với ý nghĩa là sự quy tụ sức mạnh thiêng liêng, phù trợ cho sự tương sinh, tương hợp của âm dương ngũ hành, mang lại quyền lợi, sức mạnh bảo vệ của gia tiên dành cho hậu thế. 
  • Ngũ phúc lâm môn: Là năm loại phúc cần đạt đến trong cuộc sống gồm Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Biểu tượng của Ngũ Phúc là con dơi – đại diện cho an yên, may mắn. 

Ngoài ra, trên cuốn thư đá còn có nhiều hoa văn chữ, cùng với đó là các họa tiết trang trí gồm: mây, bút, kiếm, hoa lá… Hai bên cuốn thư được khắc một bên là bút, một bên là kiếm tượng trưng cho tri thức và sức mạnh. 

Cuốn thư đá lăng mộ được chạm khắc hoa văn tỉ mỉ
Cuốn thư đá lăng mộ được chạm khắc hoa văn tỉ mỉ

Hoa văn trên lăng thờ

Thông thường, lăng thờ đá sẽ được chạm khắc các loại hoa văn như họa tiết tứ quý, hoa sen. Mỗi loại hoa văn đều mang một ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:

  • Hoa sen: Tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, ý chí kiên cường và sự thuần khiết. 
  • Tứ quý: Bao gồm Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Trong đó cây Tùng mang ý nghĩa trường thọ, cây Cúc mang ý nghĩa may mắn, cây Trúc mang ý nghĩa sức mạnh còn cây Mai tượng trưng cho sức sống mãnh liệt. 
  • Rồng phượng: Biểu tượng cho sự hoàn hảo, cho mưa thuận gió hòa. 

Hoa văn trên từng ngôi mộ

Ở các ngôi mộ đá được chạm khắc nhiều hoa văn tinh xảo. Những loại hoa văn thường thấy trên ngôi mộ gồm: hoa văn chữ Thọ, Tứ quý, Tứ Linh, hoa sen, đầm sen…

Hoa văn trên mộ đá công giáo
Hoa văn trên mộ đá công giáo

Hoa văn trên lan can

Lan can đá tạo nên khuôn viên bao che, bảo vệ cho toàn bộ khu lăng mộ. Thông thường, trên các lan can đá sẽ được chạm khắc nhiều hoa văn như: bông cúc hóa, tứ quý, chữ Phúc, Thọ, nụ sen, hoa sen, lá dây..

Lăng mộ đá không chỉ là nơi an nghỉ cho người đã khuất mà còn là biểu tượng cho giá trị văn hóa, tâm linh của người Việt. Kiến trúc và cấu tạo của lăng mộ đá thể hiện sự tinh hoa trong nghệ thuật xây dựng và điêu khắc của những người nghệ nhân. Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như các chi tiết, hoa văn trên từng loại lăng mộ đá. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.
0965.790.000