Tìm hiểu về lịch sử và nguồn gốc của lăng mộ đá

lich-su-va-nguon-goc-cua-lang-mo-da

Lăng mộ đá là những di tích xuất hiện từ lâu và có vai trò quan trọng trong lịch sử nhân loại. Ở mỗi thời kỳ, các loại lăng mộ lại có những đặc điểm riêng. Để hiểu hơn về lịch sử và nguồn gốc của lăng mộ đá, mời bạn cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!

Lăng mộ đá xuất hiện từ thời kỳ nào?

Lịch sử và nguồn gốc của lăng mộ đá xuất hiện từ khá lâu, bắt đầu vào thời kỳ đồ đá mới, vào khoảng 4000 – 3000 năm trước Công nguyên. Ban đầu, các lăng mộ chỉ là các tảng đá lớn được chôn xuống đất hoặc xếp chồng lên nhau. 

Dần dần, con người đã phát triển ra các kỹ thuật chế tác đá. Từ đó họ đã tạo ra các khối đá với hình dáng và kích thước cụ thể để xây dựng lăng mộ. Không chỉ là nơi an nghỉ cho người đã khuất mà sự ra đời của lăng mộ đá còn mang nhiều ý nghĩa đối với văn hóa của các quốc gia trên thế giới. 

Lăng mộ đá xuất hiện vào khoảng 4000 – 3000 năm trước Công nguyên
Lăng mộ đá xuất hiện vào khoảng 4000 – 3000 năm trước Công nguyên

Lăng mộ đá có ý nghĩa gì trong văn hóa của các dân tộc?

Tìm hiểu về lịch sử và nguồn gốc của lăng mộ đá qua các thời kỳ lịch sử chúng ta sẽ thấy rằng, lăng mộ không chỉ là nơi an nghỉ cho người đã khuất mà còn thể hiện quan niệm của con người về thế giới bên kia. Người xưa quan niệm rằng, khi con người mất đi chính là bước sang một thế giới khác. 

Khi đó, ngôi mộ được ví như ngôi nhà mới của người đã khuất. Việc xây dựng lăng mộ đá thể hiện sự thành kính đối với tổ tiên, ông bà đã mất. Do đó, đối với các quốc gia phương Đông, lăng mộ làm từ đá là sản phẩm không thể thiếu trong phong tục thờ cúng. 

Lăng mộ không chỉ là nơi an nghỉ cho người đã khuất mà còn thể hiện quan niệm của con người về thế giới bên kia
Lăng mộ không chỉ là nơi an nghỉ cho người đã khuất mà còn thể hiện quan niệm của con người về thế giới bên kia

Ngoài ra, lăng mộ đá còn được xem là minh chứng phản ánh sự phát triển của văn hóa, nghệ thuật cũng như kỹ thuật xây dựng của con người qua các thời kỳ lịch sử. Từ thời kỳ tiền sử, lăng mộ đá chỉ là những khối đá thô sơ, trải qua thời cổ đại, thời Trung Cổ, thời kỳ Phục Hưng cho đến thời hiện đại, lăng mộ đá đã được phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn. Nhìn vào lăng mộ đá, chúng ta có sẽ hiểu hơn về sự tiến bộ của loài người qua hàng ngàn năm lịch sử. 

Lăng mộ đá nổi tiếng nào trên thế giới?

Bên cạnh lịch sử và nguồn gốc của lăng mộ đá, bạn cũng có thể ngược dòng thời gian và tìm hiểu thêm về các công trình lăng mộ đá nổi tiếng trên thế giới. Để từ đó hiểu hơn về văn hóa cũng như sự tiến bộ trong kỹ thuật xây dựng và chế tác đá của con người qua các thời kỳ. 

Kim tự tháp Ai Cập

Kim tự tháp Ai Cập được xem là công trình vĩ đại được xây dựng bằng đá thời kỳ cổ đại. Đây là nơi an nghỉ của các Pharaoh Ai Cập. Với hình dạng chóp cao và độ phức tạp về mặt kỹ thuật, các lăng mộ đá này thể hiện quyền lực và sự giàu có của Pharaoh. 

Nổi bật nhất trong các kim tự tháp ở Ai Cập là kim tự tháp Giza ở sa mạc AI Giza. Quần thể này bao gồm tượng nhân sư và lăng mộ của 3 Pharaoh gồm Khafre, Cheops và Menkaure. Trong đó, kim tự tháp Cheops có chiều cao 146m với 2.5 triệu khối đá được xếp chồng lên nhau. 

Kim tự tháp Ai Cập là công trình vĩ đại thời kỳ cổ đại
Kim tự tháp Ai Cập là công trình vĩ đại thời kỳ cổ đại

Nhà thờ Holy Sepulcher 

Nhà thờ Holy Sepulcher nằm ở thành phố cổ Jerusalem – nơi chôn cất của chúa Jesus Christ, một nhà thờ được xây dựng trên ngôi mộ cổ đã có từ trước. Nhà thờ cũng được cho là nơi chúa Jesus bị đóng đinh và là nơi các kitô hữu tin rằng ông đã sống lại từ cõi chết. 

Vào năm 306, hoàng đế kitô giáo đầu tiên của Rome lên nắm quyền, ông đã ra lệnh ngôi đền ngoại giáo được xây dựng trên đỉnh lăng mộ Chúa Jesus sẽ bị phá hủy. Kỹ sư Constantine khai quật ngôi mộ Chúa Jesus và bao bọc nó trong một edicule, sau đó xây dựng nhà thờ Holy Sepulcher quanh ngôi mộ. 

Nhà thờ Mộ Thánh Holy Sepulcher
Nhà thờ Mộ Thánh Holy Sepulcher

Lăng mộ Taj Mahal

Nhắc đến các lăng mộ đá nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay thì chắc chắn không thể bỏ qua lăng mộ Taj Mahal. Lăng mộ này còn được biết đến với tên gọi khác là đền Taj Mahal, được vua Shah Jahan xây dựng để tưởng nhớ người vợ thứ ba – Hoàng hậu Mumtaz Mahal.

Lăng mộ được xây dựng bắt đầu từ năm 1632 – 1653, bao gồm nhà khách, nhà thờ Hồi giáo, cửa ngõ chính ở phía Nam, sân ngoài, các nhà thờ. Ước tính, để hoàn thành lăng Taj Mahal khoảng 20.000 người đã làm việc suốt ngày đêm trong hơn 2 thập kỷ. Đồng thời, người Ấn Độ cũng đã phải sử dụng hơn 1.000 con voi để di chuyển các nguyên vật liệu nặng đến khu vực xây dựng lăng Taj Mahal. 

Lăng mộ Taj Mahal được xây dựng bắt đầu từ năm 1632 – 1653
Lăng mộ Taj Mahal được xây dựng bắt đầu từ năm 1632 – 1653

Lăng mộ Borobudur

Lăng mộ Borobudur hay đền Borobudur là ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới. Đền được xây dựng vào thế kỷ 8 – 9 bởi vương triều Sailendra. Đền nằm trên một đồi ở miền trung Java, được bao quanh bởi núi rừng. 

Khi vương triều Sailendra sụp đổ, lăng mộ Borobudur bị lãng quên trong thời gian hơn 10 thế kỷ. Đến năm 1814, một nhóm nhà khoa học châu Âu tới khám phá và phục chế đền. Đến năm 1970, chính phủ Indonesia đã nhờ UNESCO giúp đỡ. Sau thời gian 12 năm cải tạo, ngôi đền đã được trùng tu lại một phần. Đền gồm chín tầng hình tròn và hình vuông, chạm khắc 2672 tấm phù điêu và 504 bức tượng Phật. 

Lăng mộ Borobudur được xây dựng vào thế kỷ 8 – 9 bởi vương triều Sailendra
Lăng mộ Borobudur được xây dựng vào thế kỷ 8 – 9 bởi vương triều Sailendra

Có thể thấy rằng, lịch sử và nguồn gốc của lăng mộ đá đã có từ lâu đời. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật, qua từng thời kỳ lịch sử, lăng mộ đá có những đặc trưng và thay đổi riêng. Ngày nay, lăng mộ đá được xem là một phần không thể thiếu trong văn hóa và tín ngưỡng tâm linh, thể hiện tấm lòng tôn kính, tưởng nhớ đến những người đã khuất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.
0965.790.000