Bài cúng Ông Công Ông Táo đầy đủ và chuẩn nhất

Bài văn khấn Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ngày 23 tháng Chạp âm lịch, còn được gọi là ngày cúng ông Công ông Táo, là một trong những dịp lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Đây là thời điểm gia chủ bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với Táo Quân – vị thần cai quản bếp núc. Bài cúng ông Công ông Táo đóng vai trò then chốt trong nghi lễ tiễn đưa Táo Quân về trời. Bài văn khấn không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn là lời cầu mong cho một năm mới an khang, thịnh vượng, gia đình hạnh phúc, sung túc.

Tìm hiểu về sự tích Ông Công Ông Táo

Ông Công, Ông Táo, hay còn gọi là Táo Quân, là vị thần cai quản bếp núc trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có nguồn gốc từ 3 vị thần: Thổ Địa, Thổ Công và Thổ Kỳ của Trung Quốc. Tuy nhiên, đã được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – thần Đất, thần Nhà và thần Bếp. 

Theo tương truyền, Thị Nhị có chồng là Trọng Cao. Mặc dù hai vợ chồng mặn nồng thắm thiết nhưng mãi không có con. Do đó dần dà Trọng Cao thường xuyên cãi vã, dằn vặt vợ. Trong một lần, chỉ vì một chuyện nhỏ mà Cao đánh Thị Nhị và đuổi nàng đi. Nhị lang thang đến xứ khác và gặp Phạm Lang, sau đó hai người phải lòng nhau và nên duyên vợ chồng. 

Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì ân hận và quyết tâm lên đường tìm kiếm vợ. Tìm từ ngày này qua tháng nọ cho đến khi hết tiền đành phải đi ăn xin. Cuối cùng, vô tình Cao lại tìm xin ăn đúng nhà của Thị Nhị. Nhận ra người chồng cũ, Thị Nhi mời Cao vào nhà và nấu cơm mời ăn. Đúng lúc này Phạm Lang trở về, vì sợ chồng nghi oan nên Thị Nhị giấu Trọng Cao dưới đống rơm sau vườn. 

Đêm hôm ấy, Phạm Lang lại nổi lửa đốt đống rơm để lấy tro ngày mai bón ruộng. Thấy lửa cháy, Thị Nhị lao mình vào cứu Cao. Thấy Nhị nhảy vào đống lửa Phạm Lang vì yêu vợ nên cũng nhảy vào theo. Cuối cùng, cả ba người đều chết trong đám lựa. 

Vì thương xót cả 3 người đều sống có tình nghĩa nên thượng đế đã phong cho họ làm vua bếp. Và giao cho Thị Nhị là Thổ Kỳ – trông coi việc chợ búa; Phạm Lang là Thổ Công – trông coi việc trong bếp và Trọng Cao là Thổ Địa – trông coi việc trong nhà.  Hằng năm, cứ đúng ngày 23 tháng Chạp là các táo lên chầu trời báo cáo các việc làm tốt và chưa tốt của con người trong năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho loài người. 

Sự tích Ông Công Ông Táo lên chầu trời
Sự tích Ông Công Ông Táo lên chầu trời

Ý nghĩa lễ cúng Ông Công Ông Táo

Lễ cúng Ông Công Ông Táo, hay còn gọi là lễ tiễn Táo Quân, là một trong những phong tục truyền thống quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Lễ cúng được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và đời sống.

  • Tưởng nhớ và tri ân các vị thần: Theo quan niệm dân gian, Ông Công, Ông Táo là những vị thần cai quản bếp núc, họ âm thầm theo dõi và ghi chép mọi việc tốt xấu trong gia đình trong suốt một năm qua. Vào ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép về chầu trời, báo cáo với Ngọc Hoàng về mọi việc trên trần gian. Lễ cúng là dịp để gia chủ bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với các vị thần linh đã che chở, bảo vệ cho gia đình được bình an, may mắn trong suốt một năm qua.
  • Cầu mong cho năm mới an khang, thịnh vượng: Lễ cúng Ông Táo cũng là dịp để gia chủ cầu mong cho một năm mới an khang, thịnh vượng, gia đình hạnh phúc, sung túc. Thông qua bài cúng Ông Công Ông Táo, gia chủ sẽ bày tỏ những mong ước tốt đẹp cho bản thân, gia đình và người thân trong năm mới.
  • Gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa: Lễ cúng còn là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam, thể hiện niềm tin vào thế giới tâm linh và lòng biết ơn đối với các vị thần linh. Việc gìn giữ và phát huy lễ cúng này góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
  • Tăng cường gắn kết tình cảm gia đình: Lễ cúng Ông Công Ông Táo là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần sum họp, cùng nhau chuẩn bị mâm cúng, dọn dẹp nhà cửa. 
Lễ cúng Ông Công Ông Táo là phong tục truyền thống quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam
Lễ cúng Ông Công Ông Táo là phong tục truyền thống quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Ông Công Ông Táo

Thông thường, mâm cúng Ông Công Ông Táo gồm có gà luộc; xôi; món xào thập cẩm; canh măng, nấm, mọc; giò… Ngoài ra, mâm cúng còn có cỗ mũ Ông Công Ông Táo, 3 chén rượu, hoa quả, cau, trầu… đặc biệt là không thể thiếu cá chép – phương tiện đưa Ông Táo về chầu trời. 

Ngoài những lễ vật cơ bản trên, gia chủ có thể chuẩn bị thêm các lễ vật khác tùy theo phong tục tập quán của từng địa phương. Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ đốt vàng mã và thả cá chép xuống sông, hồ. 

Bài cúng Ông Công Ông Táo đầy đủ, chuẩn nhất 

Ngoài việc chuẩn bị lễ vật thì bài khấn Ông Công Ông Táo cũng là điều quan trọng không thể thiếu trong nghi thức cúng. Dưới đây là tổng hợp các bài cúng Ông Táo mà bạn có thể tham khảo!

Bài văn khấn Ông Công Ông Táo 23 tháng Chạp

Bài khấn Ông Công Ông Táo cổ truyền Việt Nam như sau:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại: …………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Bài văn khấn Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Bài văn khấn Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Bài cúng Nôm Ông Công Ông Táo truyền thống

Dưới đây là bài khấn Nôm Ông Công Ông Táo mà bạn có thể tham khảo:

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở… 

Kính lạy đức Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân: 

(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần) 

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho: 

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.

Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng. 

Cẩn cáo (vái 4 vái) 

Nam mô A di đà Phật! 

Nam mô A di đà Phật!

Bài khấn Ông Công Ông Táo lưu truyền trong dân gian

Hiện nay trong dân gian vẫn lưu truyền nhiều bài cúng Ông Công Ông Táo khác mà bạn có thể tham khảo!

Bài 1: Bài khấn Ông Táo

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là : ………….

Ngụ tại : …………………..

Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái, trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Bài 2: Bài cúng Ông Công Ông Táo 23 tháng Chạp

Kính lạy Thượng Đế

Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.

Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng

Trung đàm thần tướng thiên thiên binh

Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã

Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám

Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm…. Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ

Tín chủ con tên là… sinh ngày… tháng… năm… nguyên quán… địa chỉ thường trú…

Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời.

Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, mọi điều may mắn.

Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng.

Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.

Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!

Bài cúng Ông Công Ông Táo hàng ngày

Nam mô A Di đà Phật! (3 lần).

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay ngày… tháng… năm…

Tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn Thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn Thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn Thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di đà Phật! (3 lần).

Chuẩn bị mâm cỗ cúng Ông Công Ông Táo
Chuẩn bị mâm cỗ cúng Ông Công Ông Táo

Bài khấn rước Ông Công Ông Táo ngày 30 Tết

Vào ngày 30 Tết, nhiều gia đình vẫn thường có tục lệ cúng Ông Công Ông Táo, dưới đây là bài cúng Ông Công Ông Táo trong ngày này mà bạn có thể tham khảo:

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: Trịnh Vương Hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan.

Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan: Sở Vương Hành khiển, Hoả Tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm Giáp Thìn, chúng con là…, sinh năm…, nơi ở hiện tại…

Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.

Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khai thái, trú dạ cát tường, thời thời giữ được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật! (nói 3 lần, cúi lạy 3 lần).

Lưu ý khi cúng Ông Công Ông Táo

  • Nên cúng vào buổi sáng ngày 23 tháng Chạp âm lịch.
  • Tránh cúng vào buổi tối vì theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm các vị thần linh đã đi ngủ.
  • Nên cúng trước 12 giờ trưa để các vị Táo Quân có thời gian chuẩn bị lên chầu trời.
  • Nên cúng ở khu vực bếp núc, nơi được coi là nơi ở của Ông Công Ông Táo.
  • Nên đặt mâm cúng ở vị trí cao ráo, trang trọng.
  • Tránh đặt mâm cúng dưới sàn nhà hoặc ở những nơi bẩn thỉu, ẩm thấp.
  • Khi cúng, gia chủ nên mặc quần áo chỉnh tề, trang nghiêm.
  • Nên thắp hương, nến và khấn vái thành tâm.
  • Bài cúng Ông Công Ông Táo nên thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với Ông Công Ông Táo và cầu mong cho năm mới an khang, thịnh vượng.
  • Sau khi cúng xong, gia chủ nên đợi hương tàn rồi mới hóa vàng mã.
  • Nên thả cá chép xuống sông, hồ để các vị Táo Quân có phương tiện về chầu trời.

Lễ cúng Ông Công Ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt. Ngoài việc chuẩn bị lễ cúng thì gia chủ cũng cần soạn bài cúng Ông Công Ông Táo  đầy đủ, chi tiết. Nghi thức đưa tiễn Táo Quân về trời không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn là lời cầu mong cho một năm mới an khang, thịnh vượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.
0965.790.000